Có thể quan tâm
"BS ơi, em ngứa, nổi mẩn đỏ quá, có nên dùng kem Cortisone không?"
"Em dùng kem trộn sao da em mỏng quá BS??"
Bài viết này giải thích về thuốc xức trị ngứa Steroid (Cortisone), cách dùng, và tác dụng phụ.
Là thuốc họ kháng viêm (giảm viêm sưng), thường dùng để chữa viêm da cơ địa (atopic dermatitis, eczema), vảy nến, và nhiều bệnh viêm da khác. Thuốc steroid còn gọi là cortisone, corticosteroid, glucocorticosteroid.
Khi da chúng ta có vật ngoại lai bên ngoài (vi khuẩn hay dị ứng) đi vào, vùng da tổn thương sẽ gửi các tín hiệu viêm và đau, kêu gọi tế bào bạch cầu đến để chiến đấu chống nhiễm trùng, khiến da bị sưng và đỏ lên (viêm da cơ địa). Đôi khi, da chúng ta bị viêm mà không có vi khuẩn nào cả, chỉ là do hệ miễn dịch chúng ta quá nhạy cảm khiến bạch cầu tấn công vào tế bào da (dạng quân ta đánh quân mình như bệnh vảy nến).
Thuốc xức steroid trị viêm da bằng cách khoá các tín hiệu viêm và sưng, làm ngưng và chậm lại hoạt động các bạch cầu và kháng thể, dần dần da chúng ta lành đi. Ngoài ra thuốc xức steroid cũng làm hạn chế khả năng phân bào, hạn chế hệ miễn dịch, và làm co thắt các mạch máu nhỏ (vì vậy, xức thuốc steroid lâu dài làm da mỏng đi)
Có 4 dạng thuốc xức chính là dạng kem (cream), dạng dầu sáp (gel hay ointments), dung dịch (solution), hay thuốc xịt (foaming). Thuốc xức steroid thường ghi kèm theo phần trăm hấp thụ vào da (0.01 % hay 3%).
2. Độ mạnh hay nhẹ của thuốc không tuỳ thuộc vào phần trăm mà tuỳ thuộc vào tên thuốc
- Trái với nhiều bệnh nhân suy nghĩ, độ mạnh hay nhẹ của kem xức tuỳ vào tên, chứ không tuỳ vào chỉ số phần trăm ghi trên kem (tương tự như giá trị đồng tiền do tên của đồng tiền quyết định chứ không phải bao có bao nhiêu con số 0). Ví dụ như Clobetasol 0.05% mạnh khoảng 600 lần Hydrocortisone 1%. Vì vậy, phần trăm cao chưa chắc kem tốt.
- Độ nặng cua kem xức steroid được chia làm nhiều loại, thường chia thành 4 loại nhẹ, vừa, nặng, và rất nặng tại châu Âu. Tại Hoa Kỳ, độ nặng của thuốc xức Steroid được chia đến 7 loại từ nhẹ đến rất nặng.
- Thường BS sẽ kê toa thuốc xức steroid từ nhẹ đến nặng vì loại càng nặng càng dễ có tác dụng phụ. Khi bệnh nhân đã ổn định, BS có thể giảm độ của thuốc xuống thấp nhất có thể mà vẫn kiểm soát triệu chứng ngứa như bệnh viêm da cơ địa
- Tuỳ vào bệnh lý và cơ thể của bệnh nhân mà BS sẽ khuyên nên dùng kem, dầu sáp, hay dung dịch. Kem và lotion thường được dùng nhiều nhất do mau thẩm thấu vào da, giữ ẩm, dễ xài. Trong khi đó, dầu sáp thường chỉ định với da khô hoặc sưng dày, kem xit thường dùng cho tóc hay vùng rậm lông.
- Thuốc xức steroid hấp thụ vào da khác nhau tại những vùng khác nhau. Vùng da mỏng và nhạy cảm như quang quầng mắt, phần bẹn và chỗ kín hấp thụ thuốc nhanh hơn trong khi bàn tay và vai hấp thụ thuốc chậm hơn do da dày hơn.
- Thuốc xực steroid có ít tác dụng phụ hoặc hầu như không có nếu dùng hạn chế và hợp lý theo chỉ dẫn của BS. Khi bệnh nhân hết ngứa hay viêm đỏ thì ngưng xài thuốc. Bệnh nhân bị viêm da cơ địa hay vẩy nến có thể có tác dụng phụ do phải dùng thuốc xức lâu dài (vài tuần trở lên và dùng thuốc mạnh)
- Tác dụng phụ thường gặp ờ vùng da thường xức steroid là da mỏng, dãn da thành các vệt màu mỏng, dể chảy máu, hiện mạch máu dưới da, lông mọc rậm và nhiều
- Nguy hiểm hơn, dùng thuốc xức steroid không đúng cách (thường là quá liều hoặc sai chỉ định) sẽ làm bệnh nhân nổi mụn, viêm da xung quanh vùng miệng (perioral dermatitis). Nhiều bệnh nhân sẽ tự khỏi sau khi ngưng dùng steroid.
- Xức steroid lên da đôi khi cũng gây dị ứng cho bệnh nhân. Nên ngưng thuốc xức ngay và dùng các trị liệu khác để chữa (Tacrolimus)
- Tác dụng phụ hiếm thấy của bệnh nhân là hội chứng Cushing Syndrome, thường xảy ra ở bệnh nhân dùng thuốc xức steroid kinh niên (nhiều năm)
- "Kem trộn" tại Việt nam thường hay pha steroid để giảm viêm và giảm ngứa. Thường bệnh nhân sẽ thấy bớt ngứa và đỏ khi xức kem trộn, khiến bệnh nhân tiếp tục dùng, dẫn đến da mỏng và mụn tái phát.
4. Thuốc xức steroid kết hợp với trị nấm và trụ sinh
- thường dùng cho trị nấm hay các bệnh viêm da do nấm hay nhiễm trùng. Kem kết hợp với thuốc trị nấm thường dùng nhiều hơn, vì dụ như Lotrisone tại Mỹ. Thường thuốc có kết hợp trụ sinh dùng hạn chế do lo ngại lờn thuốc
- Thường thuốc xức kết hợp mắc tiền hơn là thuốc riêng rẽ. Tôi hay chỉ bệnh nhân mua hai loại thuốc và cùng xức chung nếu bảo hiểm không trả hoặc bệnh nhân ngại tốn tiền. Thường thuốc kết hợp có tác dụng tốt hơn là dùng riêng lẻ.
5. Dùng steroid bao nhiêu là đủ?
- Dùng 1 ngón tay (1 fingertip unit FTU) để ước tính bệnh nhân sẽ cần xài bao nhiêu. Thường mỗi ngón tay (như của tôi) sẽ có khoảng 0.5 gram kem.
- Ước tính diện tích cần xức bằng cách ước lượng bao nhiêu bàn tay. Thường ngứa 1 bàn tay sẽ cần khoảng 0.5g (1 FTU). Xức cả gương mặt cần khoảng 2.5 FTU. Xức cả người cần 20 FTU.
- Một ống Triamcinolone khoảng 60g, nếu xức 1 cánh tay cần khoảng 3-4 FTU (2g). Như vậy, nếu xức mỗi ngày 2 lần (4g) thì bệnh nhân sẽ dùng được 2 tuần. Thường BS kê toa không đủ thuốc xức cho bệnh nhân vì ước tính không đủ số lượng.
Xem tiếp:
0 Nhận xét