Có thể quan tâm
Các lễ hội lớn ở Mộc Châu nhất định bạn phải trải nghiệm. Các lễ hội luôn là một phần quan trọng trong phong tục tập quán của người dân ở Mộc Châu và thông qua lễ hội ta cũng khám phá được con người nơi đây.
Hôm nay, hãy cùng chúng mình đến với series “lễ hội lớn ở Mộc Châu” nhé. Hãy cùng bọn mình trải nghiệm và khám phá nha.
Tết độc lập Mộc Châu
Địa điểm:
Thời gian
Tóm tắt
Trước đây tết độc lập vốn là hoạt động riêng của người Hmong ở các nơi quanh huyện để nhớ ngày được giải phóng là ngày quốc khánh 2-9 của đất nước.
Từ 2006, ngày lễ tết này đã trở thành ngày hội của chung của nhân dân các dân tộc anh em ở huyện Mộc Châu nói riêng và người dân cả nước nói chung.
Và ở đây diễn ra phiên chợ tình duy nhất trong năm của người Hmong Mộc Châu và cũng là dịp các dân tộc khác thể hiện bản sắc của mình với các dân tộc khác qua trang phục, qua ẩm thực, qua những điệu múa, lời hát, trò chơi dân gian,...
Tết của người H’Mông Mộc Châu
Địa điểm
Một trong những lễ hội không thể không nhắc tới khi nói về Mộc Châu chính là tết của người H'Mông. Mộc Châu có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó nổi bật là dân tộc H'Mông.
Mỗi một dân tộc đều có những nét văn hóa riêng mang đậm đà bản sắc của chính mình do ảnh hưởng từ tư duy, hoàn cảnh sống,...
Và tết của người H'Mông mang đậm đà bản sắc dân tộc của họ. Khi đến đây bạn sẽ khám phá được tính cách, con người H'Mông. Ngày hội lễ tết này được tổ chức tại các bản có người Mông sinh sống.
Thời gian
Tóm tắt
Người H'Mông ăn tết sớm, trong cái tết của họ luôn có nhiều nét đặc sắc, hấp dẫn và khác biệt với chúng ta như thờ cúng, kiêng kỵ, ăn uống và vui chơi,...
Lễ hội Hết Chá
Địa điểm
Thời gian
Tóm tắt
Lễ Hết Chá là dịp để các con nuôi cảm tạ thầy cúng đã chữa bệnh, cứu người ( người dân ở đây rất tôn trọng thầy cúng) và mang lại niềm vui.
Lễ hội được tạo nên nhằm tăng cường tình đoàn kết giữa các gia đình, dòng họ, bản mường. Và đây cũng là cơ hội để các gia đình giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nuôi dạy con cái, nâng cao đời sống. Mình thấy ý nghĩa của lễ Hết Chá rất ý nghĩa nha, tuy là mình không sinh sống ở đây nhưng qua một phần của lễ hội cũng hiểu được con người nơi đây.
Lễ Hết Chá được chia làm 2 phần riêng biệt, mỗi phần đều có hình thức và nội dung khác nhau. Phần lễ diễn ra trang nghiêm xung quanh vật trung tâm: cây Chá- một dạng giống cây nêu dưới mình. Phần hội diễn ra vui nhộn với các tích trò hài hước nhưng đầy ý nghĩa giáo dục mọi người.
Lễ hội Hoa Ban
Địa điểm
Tới Mộc Châu mà chưa thấy hoa ban là chưa trọn vẹn và mình khuyên bạn nên tới Mộc Châu thêm lần nữa để thưởng thức hoa ban một loài hoa đặc trưng của vùng Tây Bắc. Hoa ban ở đây đã trở thành biểu tượng và nơi đây đã tổ chức một lễ hội về hoa ban. Lễ hội hoa ban được tổ chức ở xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ.
Thời gian
Lễ hội được tổ chức ngày 18-19/3 vào đúng dịp hoa ban nở rộ đẹp nhất. Và lễ hội này thì chỉ mới tổ chức quy mô lớn từ năm 2016.
Tóm tắt:

Lễ hội Cầu mưa
Địa điểm
Đất nước ta là gốc nông nghiệp và ở vùng Tây Bắc cũng vậy, ở đây nổi tiếng với những ruộng bậc thang trải dài khắp sườn núi.
Điều quan trọng của nghề nông chính là tưới tiêu, chính vì vậy lễ hội Cầu Mưa là một lễ hội không thể thiếu nơi đây. Lễ hội được tổ chức ở bản Nà Bó I, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu.
Thời gian
Lễ hội thường được tổ chức thường niên vào ngày 15-2 âm lịch hàng năm. Vào thời điểm này chính là sau tết âm lịch của người H'Mông, sau những ngày tháng vui chơi vào dịp tết họ tổ chức lễ cầu mưa để mở đầu thuận lợi cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Tóm tắt
Tổ chức lễ Cầu Mưa là dịp người dân trong bản tỏ lòng thành kính của mình gửi đến ông Then (ông Trời) về mùa màng được bội thu trong năm qua. Lễ hội Cầu Mưa gồm 2 phần: phần lễ và phần hội.
Phần lễ là cầu ông Then cho nước trồng ngô, lúa( nông sản chính của người dân vùng Tây BẮc); cho con người và súc vật có nước ăn, nước uống, phần này thì do thầy mo của bản đảm nhiệm.
Lời khấn của thầy mo trong phần lễ chính là những lời thỉnh cầu của dân bản đến thần linh cai quản mưa, nắng, để các thần thấu hiểu được nỗi thống khổ của muôn loài. Điều đặc biệt, ngoài vai trò của thầy mo trong lễ hội ra, có một người nữa giữ vai trò quan trọng trong phần lễ.Đó là người đàn bà góa ở trong bản – tương truyền, trước đây chính người đàn bà góa đã hi sinh bản thân mình để đi cầu mưa cho dân, nên trong lễ hội năm nào cũng vậy, bao giờ cũng có một người đàn bà góa theo sau thầy mo đi lấy nước.
Phần hội là ăn mừng khi ông Then đã đồng ý cho mưa, bà con bắt đầu chơi hội. Phần hội ở đây rất đặc sắc tạo nên những biểu tượng đặc sắc vùng Tây Bắc như múa xòe, chơi ném còn giao duyên, chơi Tó Má Lẹ, thi bắn nỏ,… và bạn cũng có thể tham gia thoải mái các trò chơi với dân làng.
Và điều thần kỳ là năm nào cũng vậy, làm lễ xong một vài hôm là Mộc Châu có mưa, nhiều năm chỉ hôm sau trời đã mưa cả tuần liền. Đây là suy nghĩ tâm linh của người dân trong bản làng nhưng khi tham gia vào lễ hội mình cũng một phần hiểu được thế giới thần linh của họ, tuy không tin nhưng mình vẫn tôn trọng các lễ hội này vì ông bà ta có câu " có thờ có thiêng có kiêng có lành".
Có thể bạn quan tâm:
XEM TIẾP
1. Thời gian hợp đồng SEO bao lâu?
Thời gian triển khai dự án SEO từ cơ bản (3-6 tháng) đến tổng thể (8-12 tháng).
2. Tôi muốn thanh toán theo từng giai đoạn?
Có! SeeU.vn sẽ nhận chi phí theo từng giai đoạn của hợp đồng. Được chia ra theo giai đoạn:
- Mỗi tháng
- Mỗi quý
3. Bạn có công khai thông tin dự án của tôi?
Không! SeeU.vn không bao giờ công khai (public) dự án của khách hàng lên trên website, fanpage… trừ khi được sự chấp thuận từ khách hàng.
4. Bạn có nhận SEO cho một khách hàng cùng lĩnh vực của tôi?
Không! Để tránh bị lộ thông tin cũng như đạo đức nghề nghiệp SeeU.vn cam kết không nhận SEO cho hai doanh nghiệp làm cùng lĩnh vực một lúc.
5. Chúng tôi không biết dự tính ngân sách triển khai SEO?
Bạn không cần quá lo lắng, SeeU.vn sẽ hỗ trợ và tư vấn để giúp doanh nghiệp bạn lựa chọn ngân sách phù hợp, tiết kiệm nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách tối đa.
-----------------------
SeeU.vn - Để khách hàng luôn tìm thấy bạn
- Website: www.SeeU.vn
0 Nhận xét