Chia sẻ trải nghiệm chích ngừa COVID - Vắc-xin Astra

Có thể quan tâm

Chia sẻ trải nghiệm chích ngừa COVID - Vắc-xin Astra của bản thân để mọi người có thể hình dung rõ hơn về các tác dụng của Vắc xin ngừa COVID.

Chi tiết thời gian như sau:
- 9h00: Nhận được điện thoại đi chích ngừa.
- 9h30: Xuất hiện làm thủ tục, khám sàng lọc. Đo huyết áp, nhịp tim, mạch đập,....
Một lưu ý là nếu bạn huyết áp cao sẽ không được tiêm mà phải đợi lần kiểm tra tiếp theo. Trường hợp bạn vẫn huyết áp cao như cũ thì sẽ không được tiêm vào giai đoạn này bạn nhé.
- 10h10: Chích. Em tiêm vắc-xin Astra. Sau khi tiêm thì ngồi lại 30 phút.
- 10h45: Về.
- 16h30: Tình trạng mỏi 2 bắp chân, đau đầu, tai ong ong xuất hiện, mỏi dần lên vai, mỏi nhất ở lưng.
- 17h00: Bắt đầu lạnh run, nổi da gà, nhợn lạnh, buồn ói.
- 18h00: Bắt đầu tăng nhiệt độ lên 37,6 - 38,3 - 39,4
- Uống 1 viên hạ sốt, lau người bằng nước ấm. Bất tỉnh ( mệt quá lê lết cố ngủ)
- 20h10: Tỉnh, ói n tập, đầu đau như búa bổ, tay chân rã rời, đặc biệt tức thở, phổi như có búa tạ nè lên, nên ngồi dậy hoặc nằm nghiêng.
- 21h00: Ói lên bờ xuống ruộng. Cắn thêm 1 viên hạ sốt.
- Ói liên tục, nữa tỉnh nữa mê, nhưng cơ thể có dấu hiệu mát, đầu đỡ đau. Phổi vẫn cảm thấy nặng nặng.
- Tầm 22h00 -00h00 cơ thể mát, đầu cũng không quá đau nữa. Ngủ được.
Rạng sáng ngày 21/6 cơ thể chỉ cảm thấy hơi lạnh và đầu thì hơi đau. Duy trì trạng thái đó cho tới trưa. Buổi chiều cơ thể duy trì ở 36,5 - 37 độ
Cả ngày hôm đó em đi tới đi lui, vận động nhẹ, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây.
- Ngày thứ 3 chỉ còn cảm giác đau nhức ở vết tiêm. Cơ thể trở lại bình thường. Và em hơi mỏi và mệt. Giống như mọi lần đau xong cần có thời gian phục hồi.
Nhìn chung bạn nào sức khoẻ vốn dĩ không được khoẻ mạnh hoặc cơ thể nhạy cảm thì sẽ có phản ứng như em.
Còn khoẻ mạnh thì chỉ đau đầu, sốt hâm hấp thôi.
Nhà em 4 người tiêm, chỉ có mình em là phản ứng nhiều vậy thôi, 3 nhân vật còn lại thì phản ứng nhẹ như cảm giác lạnh, nóng tới 38 độ. Hôm sau đau đầu nhức mõi. Ngày thứ 3 thì khoẻ re.

Có nên uống thuốc hạ sốt khi chưa sốt cho việc Tiêm ngừa COVID không?

Em đọc thấy 1 số anh chị khuyên uống thuốc hạ sốt khi chưa sốt cho vụ tiêm ngừa covid.
Với em điều khuyên ấy rất là vô lý và gây hại cho gan thận của các anh chị.
Nguyên tắc uống hạ sốt là khi cơ thể sốt mới uống, không sốt uống chi??? Phi lí vô cùng.
Đặc biệt khi tiêm vắc-xin, sốt là biểu hiện cơ thể đang sản sinh kháng thể chiến đấu với con viruts, uống trước lúc đó giống kiểu bảo cơ thể mày đừng đánh nhau nữa kệ nó.
Em sốt 39,4 em mới uống hạ sốt. Đây là kinh nghiệm bản thân em, còn bạn nào xưa giờ ít sốt cao thì tầm 38 - 38,5 các bạn uống hạ sốt là được.
Mọi người đừng hoang mang cho việc lựa chọn tiêm vắc-xin, bất cứ loại vắc-xin nào cũng có tỉ lệ tiêm vô gây sốc phản vệ cả. Vì vậy cứ tiêm đi nếu được phép tiêm. Nó giúp anh chị bảo vệ cơ thể trước bệnh dịch. Tiêm rồi không chắn chắn sẽ không dính dịch, NHƯNG chí ít khi bị dính dịch cơ thể sẽ được bảo vệ tốt hơn.

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC ƯU TIÊN TIÊM VACCINE CO.VID19 ĐỢT 5 TẠI TP HCM

Thành phố dự kiến tổ chức tiêm vaccine đợt 5 với số lượng 1,1 triệu liều.
15 nhóm người được ưu tiên tiêm vaccine đợt này gồm:
Nhóm 1: Người mắc các bệnh nền đang được điều trị tại bệnh viện và địa chỉ thường trú tại TP Hồ Chí Minh (bệnh mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính, huyết áp, tiểu đường...).
Nhóm 2: Người trên 65 tuổi.
Nhóm 3: Người thuộc diện chính sách, có công và đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người yếu thế.
Nhóm 4: Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân).
Nhóm 5: Người tham gia phòng, chống dịch (Thành viên Ban Chỉ đạo, làm việc tại khu cách ly, điều tra dịch tễ, Tổ Covid cộng đồng...).
Nhóm 6: Lực lượng quân đội của TP Hồ Chí Minh.
Nhóm 7: Lực lượng công an của TP Hồ Chí Minh.
Nhóm 8: Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao.
Nhóm 9: Người cung cấp dịch vụ thiết yếu (hàng không, cảng biển, điện, nước, dịch vụ công ích, chợ đầu mối, chợ truyền thống, doanh nghiệp xăng dầu, Logistic, thương mại điện tử, gas, hóa chất, người giao hàng...).
Nhóm 10: Người lao động đang làm việc Khu chế xuất, Khu công nghiệp cao và Công viên phần mềm Quang Trung.
Nhóm 11: Giáo viên (kể cả giáo viên giáo dục nghề nghiệp), người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.
Nhóm 12: Người được cơ quan nhà nước thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Nhóm 13: Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
Nhóm 14: Các chức sắc, chức việc có tôn giáo.
Nhóm 15: Các đối tượng khác theo Quyết định của Chủ tịch UBND TP và Bộ Y tế; thân nhân những người làm việc tại các cơ sở y tế, ngành y tế tham gia tuyến đầu chống dịch.
Vaccine AstraZeneca tiêm mũi 1 cho đối tượng ưu tiên của đợt 5, tiêm mũi 2 cho những người hoàn tất mũi 1 từ 8-12 tuần. Trong đợt này, TP Hồ Chí Minh cũng tiêm vaccine Moderna và Pfizer cho người dân.
Chiến dịch tiêm đợt 5 diễn ra trong 2-3 tuần và có thể kéo dài tùy tình hình thực tế để đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch, không ảnh hưởng việc tập trung nguồn lực cho công tác phòng chống dịch của thành phố.

Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca

1. Trường hợp chỉ định tiêm

Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm cho người lớn từ 18 tuổi trở lên để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra. Đến nay, vắc xin này vẫn có dữ liệu nghiên cứu về việc sử dụng vắc xin ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.

2. Trường hợp hoãn tiêm

Hoãn tiêm cho các trường hợp nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý cấp tính khác, sốt ≥ 37.5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C.

3. Trường hợp chống chỉ định tiêm

  • Không tiêm vắc xin cho người có phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin;
  • Không  tiêm vắc xin cho những người mắc hội chứng Guillain-Barré hoặc bất cứ bệnh lý nào có tình trạng hủy myelin.
  • Không tiêm vắc xin với các trường hợp đã từng nhiễm virus SARS-CoV-2.
  • Không tiêm vắc xin đối với người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, gan, nội tiết, và thần kinh nặng và/hoặc không kiểm soát được.
  • Không tiêm cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Không tiêm vắc xin cho người  có vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu).

Có thể bạn cần xem thêm chuỗi bài viết về hành trình COVID

Đăng nhận xét

0 Nhận xét