Có thể quan tâm
Các bạn đã từng nghe đến công nghệ thi công sàn BubbleDeck trong lĩnh vực xây dựng chưa? Đây là loại công nghệ dùng những quả bóng nhựa đã tái chế thay thế cho phần bê tông không chịu lực ở thớ giữa của sàn. Để khiến trọng lượng bản thân kết cấu giảm 1 cách đáng kể và khiến khả năng vượt nhịp được tăng lên tầm 50%.

BubbleDeck được xem là 1 trong những công nghệ để thi công sàn bê tông cốt thép vượt bậc trong ngành xây dựng. Chúng ta cùng nhà Ờ theo dõi bài viết dưới đây để nắm vững được những thông tin cần thiết về công nghệ thi công này nhé.
Quy trình thi công sàn bóng BubbleDeck
Thứ nhất: Lắp đặt, xây dựng hệ giáo chống, xà gồ, cầu phong:
Cần phải chắc chắn rằng khoảng cách giữa các xà gồ trong hệ giáo chống được lắp đặt, xây dựng là 1,2m. Và koảng cách lớn nhất giữa các cầu phong trong hệ cầu phong sử dụng thép hộp là 0,6m.
Thứ hai: Ghép ván khuôn cho sàn BubbleDeck:
Hãy đảm bảo các ván khuôn được ghép đúng vị trí trên bản vẽ đã xác định để bề mặt ván sàn BubbleDeck được phẳng và kín khít.
Thứ ba: Lắp đặt các lưới thép của sàn bóng
Thực hiện theo đúng bản vẽ. Đầu tiên lắp dựng lưới thép dưới, lưới thép trên và giằng bóng. Rồi tới cả cốt thép liên kết lưới dưới, cốt thép liên kết lưới trên. Phải định vị lưới thép và cốt thép liên kết bằng liên kết buộc.
Thứ tư: Lắp đặt cốt thép chịu cắt và cốt thép mũ cột cho sàn
Ở vị trí đầu cột ta sẽ lắp đặt cốt thép mũ cột và cốt thép chịu cắt.
Thứ năm: Ghép ván khuôn thành theo chu vi.
Thứ sáu: Tiến hành quy trình đổ bê tông:
Cần kiểm tra cẩn thận độ kín khít của ván khuôn sàn, liên kết cốt thép, giằng bóng... Trước khi tiến hành đổ bê tông thì làm sạch sàn BubbleDeck.
Thứ bảy: Đổ bê tông lên toàn bộ khối
Dựa theo quy định trong thiết kế để đổ bê tông. Đầm và làm phẳng mặt bê tông.
Thứ tám: Gỡ bỏ hệ chống đỡ, ván khuôn sàn:
Căn cứ vào cấp độ bền của bê tông, bước cột của kết cấu và biện pháp thi công của nhà thầu.
Ưu điểm của công nghệ thi công sàn BubbleDeck
BubbleDeck được biết đến là công trình thi công tấm sàn phẳng, rỗng theo hai phương không dầm, chứa ít cột và có khẩu độ vượt nhịp khá lớn. Trong lĩnh vực thiết kế, tính linh hoạt của sàn BubbleDeck khá tốt, có thể ứng dụng cho các loại mặt bằng công trình khác nhau.
Ưu điểm nổi bật:
- Vượt trội là khả năng cách âm.
- Cách nhiệt tốt.
- Đặc tính chống cháy nổ.
- Khả năng chống động đất.
Nhờ công nghệ BubbleDeck mà quá trình thi công tấm sàn có khả năng tiết kiệm lượng bê tông sàn lên tới 35% so với sàn truyền thống. Đồng thời, thời gian lắp dựng mỗi sàn giảm xuống khoảng 5 đến 7 ngày, tải trọng bản thân tấm sàn kèm theo tải trọng trên phần móng công cũng giảm. Qua đó kích thước hệ kết cấu cột, vách, móng cũng giảm theo.
Tính năng chịu lực của BubbleDeck được đánh giá rất cao. Một tấm sàn đặc đối mặt với các vấn đề khi phải vượt nhịp lớn vì trọng lượng bản thân gây ảnh hưởng. Vấn đề này đã được công nghệ thi công này giải quyết khi giảm 35% lượng bê tông trong tấm sàn. Tuy nhiên, khả năng chịu lực tương ứng vẫn được bảo đảm. Vậy nên, 1 tấm sàn BubbleDeck tiết kiệm 35% lượng bê tông và 55% khối lượng thép sẽ có khả năng chịu lực tương đồng với một tấm sàn đặc. So với một sàn đặc cùng chiều cao, khả năng chịu được lực cắt của BubbleDeck có xấp xỉ 80%. Nếu muốn tăng gia tăng tính chịu lực cắt cho bản sàn, có thể suy nghĩ tới việc giảm bớt các quả bóng ở các khu vực chịu lực phức tạp như khu vực quanh cột, vách, lõi.
Ngoài ra, BubbleDeck được công nhận với tính năng chịu được động đất rất tốt. Khi tác động trực tiếp lên công trình thi công, lực động đất có giá trị tỷ lệ với khối lượng toàn công trình và khối lượng tương ứng ở từng cao độ sàn BubbleDeck, tấm sàn phẳng sẽ phải chịu lực ở cả hai phương. Nhờ giảm tại trọng tượng nên lúc kết hợp cùng hệ cột và vách chịu lực được xem là giải pháp chống động đất cực hiệu quả đối với những công trình cao tầng.
BubbleDeck là sàn thi công có tính năng vượt nhịp nổi bật.
Khi thi công, khối lượng bê tông được tiết kiệm đáng kể. Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường khi giảm tải lượng thải khí CO2 và năng lượng.
Hơn thế nữa, chi phí xây dựng có thể tiết kiệm lên đến 20 - 25% nếu ứng dụng công nghệ thi công BubbleDeck.
Công nghệ thi công sàn BubbleDeck được sử dụng phổ biển, phù hợp với mọi lĩnh vực. Đáp ứng được từ nhà ở dân dụng, khách sạn, nhà xưởng công nghiệp, villa, trường học, khu bãi đậu xe cho đến cao ốc,...

Nhược điểm và cách khắc phục công nghệ thi công BubbleDeck
Đẩy nổi
Nguyên nhân: Khi tiến hành lắp dựng tổ hợp cấu kiện, đổ bê tông không kiểm tra kỹ số lượng ty neo và chất lượng cốt pha gỗ. Khiến tình trạng tấm sàn bị đẩy nổi hay xô lệch bóng xảy ra. Từ đó dẫn đến sự gia tăng chiều dầy sàn khi so sánh với thiết kế, kèm theo kết cấu cũng bị ảnh hưởng bởi lớp bảo vệ bê tông đỉnh quả bóng ít và mỏng.
Khắc phục: phải đảm bảo số lượng và quy cách của ty neo và chất lượng cốt pha được kiểm tra cẩn thận đúng như thiết kế trong bản vẽ.
Phần đáy bị rỗ
Là hiện tượng sau khi tiến hành tháo dỡ ván cốt pha ở 1 số công trình thì thấy đáy quả bóng ở một vài vị trí xuất hiện. Rỗ đáy làm giảm yếu tố thẩm mỹ, còn làm chất lượng sàn bị 1 chút ảnh hưởng.
Khắc phục:
Nếu nhìn thấy các lỗ hỏng hay các vết rỗ thì cần đục toàn bộ hạt cá biệt đang nhô lên và phần bê tông yếu. Kế đến, dùng nước áp lực làm sạch hết bề mặt bị vết rỗ và sử dụng phần bê tông vừa hòa trộn với phụ gia lấp đầy vào.
Khi xuất hiện trên bề mặt bê tông các lỗ hổng, các vết rỗ lớn hoặc bê tông bên trong kết cấu không đông đặc làm giảm khả năng chịu lực của tiết diện và khả năng chống thấm của bê tông, đặc biệt là đối với các kết cấu bê tông cốt thép quan trọng cần phải xử lý bằng biện pháp phun vữa.
Bê tông phần đáy sàn bị nứt
Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt đáy sàn bê tông bởi bê tông có khả năng chịu uốn không cao.
Trước khi bê tông đóng rắn, thường xảy ra hiện tượng nứt dẻo. Hiện tượng này thường chủ yếu xảy ra do sa lắng, sự dịch chuyển trong quá trình thi công hoặc hiện tượng bay hơi nước.
Sau khi bê tông đóng rắn, các vết nứt thường xuất hiện do sự tác động của cơ học, hiện tượng chênh lệch về độ ẩm và nhiệt, môi trường tác động hoặc phản ứng hoá học xảy ra giữa những thành phần hay vật liệu xung khắc
Khắc phục:
Hiện tượng nứt đáy sàn bê tông khiến người tiêu dùng e ngại sử dụng công nghệ thi công BubbleDeck . Nhất là những khách hàng không am hiểu nhiều về hiện tượng bê tông bị co ngót. Cách khắc phục tốt nhất tình trạng này là bơm keo epoxy được chế tạo theo tiêu chuẩn ASTM C 881 vào trong vết nứt. Để khả năng chống ăn mòn đặc tính chịu lực được gia tăng.
Xem tiếp:
0 Nhận xét