Hướng dẫn F0 tự chăm sóc và điều trị COVID tại nhà

Có thể quan tâm

Tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM đang rất căng thẳng khi có hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày. Mới đây, TP.HCM đã chính thức quyết định cho một số F0 cách ly và điều trị tại nhà. Vậy khi cách ly và điều trị tại nhà F0 cần lưu ý gì, khi nào cần nhập viện?



1️/ Tuyệt đối không để lây lan ra người nhà và cộng đồng. Ở phòng riêng biệt. Đeo khẩu trang khi có nguy cơ tiếp xúc với người nhà, sát khuẩn tay, giữ khoảng cách an toàn.
2️/ Mở cửa sổ, thông thoáng nơi ở.
3️/ Sát trùng, khử khuẩn khẩu trang, chất thải trước khi đưa ra ngoài.
4️/ Dùng nước muối súc miệng, súc họng.
5️/ Khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng: Thịt, cá, sữa, các thực phẩm giàu vitamin.
6️/ Vận động: Đi lại trong phòng, tập thể dục nhẹ, thiền, xoa bóp cơ thể.
7️/ Thường xuyên theo dõi nhiệt độ, nghe ngóng cơ thể.
8/ Dự trữ: Thuốc hạ sốt, vitamin C, dầu xoa, nhiệt kế để sử dụng khi bác sĩ hướng dẫn. Nếu có điều kiện, mua máy đo độ oxy bão hòa trong máu ngoại vi SpO2 để theo dõi.
9/ Kết nối điện thoại với bác sĩ gia đình hoặc nhân viên y tế địa phương để được tư vấn.
10/ Không nên quan tâm nhiều đến diễn biến dịch bệnh. Nên nghe nhạc, giải trí, xem các bộ phim về đời sống tích cực.

Có thể bạn quan tâm:

Thời điểm nên tìm kiếm chăm sóc y tế khẩn cấp

Tìm các dấu hiệu cảnh báo cấp cứu* của COVID-19. Nếu có người đang biểu hiện bất cứ dấu hiệu nào trong số này, hãy tìm đến dịch vụ cấp cứu y tế ngay lập tức:

  • Khó thở
  • Đau hoặc tức ngực thường xuyên
  • Trạng thái lẫn lộn mới
  • Không thể thức dậy hay duy trì sự tỉnh táo
  • Da, móng tay hoặc môi nhợt nhạt, xám hoặc có màu xanh, tùy vào tông da.

*Danh sách này không bao gồm tất cả các triệu chứng có thể xuất hiện. Hãy gọi ngay cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của quý vị về bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng hoặc đáng lo đối với quý vị.

Gọi 911 hoặc gọi trước cho cơ sở cấp cứu địa phương: Thông báo cho nhân viên trực tổng đài rằng quý vị đang tìm kiếm sự chăm sóc cho một người nhiễm hoặc có thể nhiễm COVID-19.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét