Chia sẻ các kinh nghiệm chăm sóc bé bị vàng da các Mẹ nên biết

Có thể quan tâm

 Xin chào các mẹ. Mình xin chia sẻ các kinh nghiệm trong 1 năm đầu đời chăm sóc bé của mình. Dù có vất vả mệt mỏi nhưng mình cũng rất vui và hạnh phúc.

Chia sẻ các kinh nghiệm chăm sóc bé bị vàng da các Mẹ nên biết

❤️Tháng đầu đời của con❤️

✅1 tháng đầu sau sinh quan trọng nhất 2 điều: sức khỏe của bé và sức khỏe của mẹ vì chưa hồi phục hẳn.

✅Trong tuần đầu tiên, trước mắt mình thấy có 3 vấn đề lưu ý nhất: đó là vàng da, vệ sinh rốn cho bé và giúp bé phân biệt ngày đêm

Vấn đề vàng da của bé Fy nhà mình

👉Fy nhà mình bị vàng da sinh lý - sau sinh 3 ngày, lan từ mặt xuống bụng, đến chân nên được cho xét nghiệm bilirubin máu và phải giữ lại chiếu đèn trong 3 ngày. Sau đó, mức vàng da về mức chấp nhận nên được bác sĩ bên Từ Dũ cho về nhà theo dõi. 

Chia sẻ các kinh nghiệm chăm sóc bé bị vàng da các Mẹ nên biết


Nhưng 2 tuần sau thì mình vẫn thấy Fy vàng da, và có dấu hiệu lan qua bụng luôn. Thế là, mình lại lật đật đi khám cùng con, bác sĩ ở Mekông thì test mức độ vàng da qua máy đo vàng da qua tiếp xúc da thì bảo là không sao và tiếp tục theo dõi. 

Lúc này Fy đã được 2,5 tuần nên được dặn khi nào mà mức độ vàng da ở mặt ngang với đầu gối, kèm theo triệu chứng lờ đờ, mệt mỏi, bỏ bú thì lại nhập viện. 

Chia sẻ các kinh nghiệm chăm sóc bé bị vàng da của mình

👍Vì thế, sau sinh, cả nhà để ý da con để báo bác sĩ kịp thời, bằng cách thăm khám đơn giản và các lưu ý như sau:

   -Quan sát dưới ánh sáng trắng, tốt nhất là ánh sáng tự nhiên từ mặt trời

   -Vàng da xuất hiện trước nhất ở da mặt và mắt của trẻ - sau đó sẽ lan dần xuống bụng, và chân. 

   -Thăm khám vàng da bằng cách dùng tay ấn nhẹ vào vùng da của bé. Sau đó, khi thả ra, nếu vùng da trở về màu trắng thì bình thường, còn nếu vẫn giữ nguyên màu vàng thì đã có triệu chứng vàng da. 

Chia sẻ các kinh nghiệm chăm sóc bé bị vàng da các Mẹ nên biết


   -Vàng da bệnh lý thường xuất hiện trong 24h sau sinh, vàng da sinh lý thường xuất hiện 48h sau sinh. Đa phần các bé vàng da đều bình thường, nhưng theo dõi kỹ để bác sĩ có hướng can thiệp thích hợp như chiếu đèn, để tránh nguy cơ bilirubin đi vào não, và có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.

   -Những trẻ có nguy cơ cao bị vàng da: đó là trẻ sinh non, thiếu tháng, trẻ bị bầm tím trong quá trình chuyển dạ, và 1 nguy cơ nữa là mẹ nhóm máu O hoặc Rh. (mình là đứa có nhóm máu O)

Sự chăm sóc của mình

👉Nếu trẻ bị vàng da, và phải chiếu đèn để hỗ trợ quá trình đào thải bilirubin thì cả nhà

 -Cứ bình tĩnh và giữ hợp tác với bác sĩ

 -Sau khi cho con bú no, lót khăn êm ấm thì cho bé vào nôi. Cố gắng cho bé bú càng nhiều càng tốt để hỗ trợ quá trình đào thải tốt nhất

 -Bé sẽ được cởi trần hoàn toàn, che vùng mắt và bộ phận sinh dục để tránh bị giãn đồng tử và teo tinh hoàn. 

 -Chắc chắn bé sẽ khóc rất nhiều, vì cảm giác trống trải và lạnh (mặc dù đèn chiếu cg có tỏa nhiệt ấm) nhưng mẹ cứ cố gắng vỗ bé và duy trì bé nằm đèn càng lâu thì sẽ càng sớm hết.

 -Chiếu 1 thời gian thì phân bé sẽ có màu xanh là 1 tín hiệu tốt do việc đào thải bilirubin diễn ra.

 -Nếu nồng độ bilirubin về mức cho phép thì sẽ được cho về nhà theo dõi

Chia sẻ các kinh nghiệm chăm sóc bé bị vàng da các Mẹ nên biết


Niềm vui khi bé hết bệnh

👉Trong quá trình theo dõi tại nhà, mẹ cố gắng tiếp tục quan sát thăm khám bé bằng cách ấn tay vào vùng da + tình trạng con có mệt mỏi, lờ đờ và bỏ bú hay không để kịp thời đến BV.

👉Cuối cùng, thì sau 3 ngày chiếu và thêm gần 3 tuần theo dõi tại nhà, uống D3 và phơi nắng thì Fy nhà mình hết các triệu chứng vàng da sinh lý và mình thở phào nhẹ nhõm.

Một số lưu ý mình muốn dặn dò các mẹ

Hậu quả của việc không nhận biết và điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da là một triệu chứng thường xuyên ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều yếu tố gây ra. Đa số các trường hợp vàng da sinh lý ở trẻ em có nồng độ bilirubin thấp trong máu không nguy hiểm và không cần điều trị. 

Để giảm khả năng tổn thương não ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và vận động của trẻ, các trường hợp vàng da nặng cần được theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt.

Có một số biến chứng khi trẻ mắc bệnh vàng da

Bệnh não cấp tính do tăng bilirubin máu:

+ Ở giai đoạn đầu, trẻ vàng da quá mức, lơ mơ, giảm trương lực cơ, bú kém.

+ Giai đoạn trung gian: trẻ hôn mê, dễ kích động, tăng trương lực cơ; có thể bị sốt, khóc thét chói tai, hoặc hôn mê với giảm trương lực cơ; tăng trương lực cơ thể hiện bằng cổ và thân mình cong lên. Trong một số tình huống nhất định, truyền máu trao đổi chất trong khoảng thời gian này có thể cải thiện các triệu chứng thần kinh.

+ Giai đoạn nặng: hệ thần kinh bị tổn thương và không thể phục hồi, biểu hiện bằng gập - duỗi cổ, khóc, không bú được, ngưng thở, hôn mê, hiếm gặp là co giật. Co giật, co giật, co giật.

Bệnh não mãn tính do nồng độ bilirubin cao (vàng da hạt nhân): trẻ có dấu hiệu bị bại não, mất thính giác, loạn sản răng, giảm thị lực và trong một số trường hợp hiếm gặp là thiểu năng trí tuệ và các khuyết tật khác.

Phương pháp điều trị vàng da

- Điều trị bằng chiếu đèn:

Quang trị liệu là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi, an toàn và thành công nhất để giảm nồng độ bilirubin gián tiếp trong máu và ngăn ngừa bệnh não cấp tính, làm tăng nồng độ bilirubin ở trẻ sơ sinh trong thời kỳ đầu sau sinh. Mục đích của đèn là biến đổi bilirubin tự do thành bilirubin hòa tan trong nước và có đường kính ngoài.

- Điều trị bằng thay máu:

Khi có vàng da đáng kể ở lòng bàn tay và bàn chân (1 tuần) cộng với sự khởi đầu của các dấu hiệu thần kinh, hoặc khi nồng độ bilirubin huyết thanh cao hơn 20 mg / dL cộng với sự khởi đầu của các biểu hiện thần kinh, điều trị này được chỉ định (ngủ lịm, kém bú) .

Trên đây là kinh nghiệm chăm bé của mình, các mẹ có thể thảm khảo và ứng dụng chăm sóc bé nhà mình nữa nha!

Người chia sẻ: Nhím Vũ

Biên tập: Tuệ Linh

@tuelinh

Có thể tham khảo thêm:

———————————————

Quán cà phê của Ờ - Trang thông tin về cà phê và tin tức tổng hợp.

Website: https://www.quancaphecuao.com/

Chủ đề: https://www.quancaphecuao.com/search/label/me-va-be



Đăng nhận xét

0 Nhận xét