Có thể quan tâm
Mọi người cứ nói bé sơ sinh phải giữ gìn ở cữ nọ kia chứ mấy đứa nhà mình chả đứa nào mình giữ quá cả.
Su Sóc đẻ mùa hè thì không nói chứ Sữa Sam đẻ đúng lúc chuyển mùa mà mình vẫn cho đi ra ngoài từ 1 tuần như thường.
Sữa hơn 1 tháng đã bay đi Sing tiêm, 3 và 5 tháng đi tiếp 2 lần nữa, 6 tháng bay đi nghỉ mát Nha trang. Sam thì cũng về quê rồi đi tắm khoáng từ hơn tháng, 3 tháng sẽ đi Đà Nẵng…

Kinh nghiệm chăm bé tháng đầu
Tháng đầu lúc mới bị mẹ cho làm quen thì cũng cảm cúm sụt sịt mà mẹ cứ chuẩn chỉ hút mũi ngày 3-5 lần, làm sạch họng, siro hạ sốt, siro cảm lạnh, bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân, sau tai và ngực
Lưu ý tinh dầu tràm nguyên chất mới có tác dụng, như nhà mình xài loại handmade nhà tự hái, tự nấu, lắc lên không có tí bọt nào, 90% hàng thị trường đều có bảo quản và pha tạp)... cực lành tính, an toàn, chỉ 7-10 ngày là hết cảm
Đồng thời lần ốm đó cũng khiến cơ thể các bạn ấy phát triển đề kháng đánh bại cảm cúm, cảm lạnh rất tốt, các lần cảm sau sẽ rút ngắn dần ngày hồi phục (lần đầu 7-10 ngày các lần sau biểu hiện nhẹ hơn và chỉ 3-5 ngày là hết).
Kinh nghiệm chăm con của mình
Su Sóc Sữa Sam trộm vía mình chăm theo như cách mình chia sẻ với các mẹ qua các bài viết thì 4 bạn chưa 1 viên kháng sinh, chưa 1 lần ọc trào, nôn trớ, không thức đêm bao giờ kể cả từ sơ sinh và cũng không bao giờ phải bế rong, ăn rong hay ru ngủ, không đi ngoài, đi táo... nuôi các bạn ý cực kì nhàn, trộm vía.
Vì vậy, mặc dù nuôi 4 đứa con nhưng mình vẫn cảm thấy rất may mắn vì các con rất dễ nuôi, ngoan ngoãn và luôn khỏe mạnh, rất ít khi bị ốm vặt cũng như phải nhập viện thăm khám.
Có lẽ cũng nhờ mình luôn học hỏi, luôn tìm hiểu cách nuôi con mới và khoa học, hiện đại và sự hợp tác của các con. Mọi người xung quanh mình cũng cho mình rất nhiều lời khuyen bổ ích cho hành trình làm mẹ của mình.

Có lẽ với mình chăm bé sơ sinh đã thành công nghệ nên mình không thấy áp lực gì cả, ai theo dõi cũng thấy mình chăm bạn thai nhi 1.7kg mà cũng không cần lồng kính, chưa 1 lần vào viện.
Bí quyết chăm bé sơ sinh của mình như sau
Thực ra chăm bé sơ sinh bố mẹ phải thực sự hiểu con, bao quát tốt, muốn chăm 1 em bé sơ sinh tốt và nhàn, cần lưu ý đủ thứ từ bí kíp cho ăn, huấn luyện tự ngủ, giờ giấc, luyện ti bình-ti mẹ-ti giả, tiêu hoá của con, nhiệt độ, độ ẩm trong phòng và ngoài trời

Bổ sung vitamin và sữa non, tắm và massage đúng cách, khi bị ốm lại phải có bí kíp chữa cho con, khi bị phải vía, sài đẹn, chốc đầu, chàm nẻ da, rôm sảy, viêm tai, rụng tóc, rặn rướn, đầy hơi, nôn trớ, đi ngoài, đi táo, dị ứng sữa, dị ứng lactose... mình đều có bí kíp cả.
Có thời gian mình sẽ chia sẻ thật nhiều, mấy chị hộ sinh, y tá nhiều lúc còn hỏi mình nhiều kinh nghiệm thực tế, vì các bác các chị chăm các bạn sơ sinh bị ốm hoặc mới sinh chỉ 1 thời điểm đó thôi
Không phải là cả 1 quá trình để có thể hiểu hết được những thứ trên, càng không thể hiểu được trẻ bằng bố mẹ, người theo bé mỗi ngày, mỗi giờ thậm chí từ khi trong bụng, cũng không thể hiểu môi trường sống của trẻ được, chưa kể có những thứ biểu hiện, thứ bệnh phải chữa bằng duy tâm.
Lời khuyên dành cho các mẹ như mình
Các mẹ nên nhớ ở nước ngoài nếu không phải bệnh hiểm nghèo không như bây giờ họ dùng kháng sinh cho trẻ, vậy mà ở Việt Nam cứ kháng sinh tràn lan lại toàn loại mạnh, nên đến khi có bệnh thật thì toàn bị thành bệnh nặng vì kháng kháng sinh mất rồi.
4 bạn tắm khoáng xong mệt nên ngủ say cả rồi, inbox thì quá tải nhưng mình vẫn phải dành chút thời gian chia sẻ thêm.

Một số sai lầm các mẹ hay gặp phải
Sử dụng bình bú để cho bé uống sữa mẹ
Trẻ mới bắt đầu làm quen với sữa mẹ thường gặp khó khăn khi bú. Nhiều bà mẹ vắt sữa bằng bình. Mặc dù không có hại nhưng cách làm này khiến trẻ thích bú bình hơn bú trực tiếp. Khi trẻ không được bú sữa mẹ, vú không được kích thích một cách thường xuyên dẫn đến việc giảm tiết sữa.
Cho bé ăn quá mức
Bé la hét không nhất thiết cho thấy rằng bé đang đói. Có thể là đứa trẻ đang bị đau hoặc chỉ đơn giản là muốn gặp mẹ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ sẽ cố gắng cho trẻ sơ sinh thư giãn bằng cách cho trẻ bú. Nếu bé không đói, việc ép bé ăn nhiều hơn nhu cầu có thể khiến bé bị chướng bụng, đầy hơi và nôn trớ.
Vì vậy, đừng bắt chúng ăn nếu chúng không muốn. Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nếu bạn tin rằng con bạn ăn không đủ.
Bao bọc con bạn quá nhiều lớp không phải là một ý kiến hay.
Nhiều bậc cha mẹ tin rằng quấn khăn cho trẻ sơ sinh sẽ giữ ấm cho trẻ vì trẻ đã quen với sự ấm áp khi còn trong bụng mẹ. Mặt khác, quá nóng lại gây bất lợi và làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh tử vong đột ngột.
Các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên giữ nhiệt độ của trẻ từ 18 đến 20 độ C. Không đặt trẻ quá gần chỗ ấm và không đội mũ khi ngủ. Hãy sờ bụng trẻ để xem trẻ có nóng không; nhiệt độ phải ấm nhưng không nóng. Má đỏ và đổ mồ hôi nhiều là các triệu chứng của trẻ bị quá nóng.
Rung lắc con
Khi trẻ cáu kỉnh, cha mẹ hãy thường xuyên lắc trẻ để trẻ bình tĩnh lại. Điều này hoàn toàn không chính xác. Hãy nhớ rằng não và cổ của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và yếu ớt. Do đó, rung lắc mạnh có thể dẫn đến thương tích, tê liệt hoặc tử vong.
Bao năm tự đọc, tự tìm hiểu các tài liệu nước ngoài, tự tay chăm sóc 4 bạn giờ lĩnh vực này mình như cá được thả vào nước, yêu và tự tin lắm.
Tất nhiên sẽ còn những điều chưa toàn vẹn nhưng mong mọi người hãy tin vào cái tâm của mình, trẻ em luôn là bản năng cảm xúc của mình.
Mình mong các mẹ đều chăm con nhàn hơn, đỡ áp lực hơn và hơn cả năm nay mình chắc chắn sẽ làm tốt hơn nữa.
Người chia sẻ: Chị Hằng Túi
Biên tập: Tuệ Linh
@tuelinh
Có thể tham khảo thêm:
———————————————
Quán cà phê của Ờ - Trang thông tin về cà phê và tin tức tổng hợp.
Website: https://www.quancaphecuao.com/
0 Nhận xét