Có thể quan tâm
Hôm nay, Mình sẽ chia sẻ với các mẹ về phương pháp giúp bé sơ sinh bớt nôn trớ. Bài chia sẻ này gồm những kiến thức khoa học về hiện tượng nôn trớ ở trẻ nhỏ được bác sĩ chuyên khoa cung cấp, cùng kinh nghiệm thực tế mình đã áp dụng thành công cho bạn nhà mình.

Nôn trớ là gì?
Trước tiên, các mẹ cần bình tĩnh và hiểu rằng: nôn trớ hay trào ngược dạ dày là biểu hiện phổ biến ở bé sơ sinh, cứ 10 bé thì ít nhất 5 bé sẽ gặp hiện tượng này, đặc biệt trong 3 tháng đầu.
Tại sao bé lại bị nôn trớ?
Nguyên nhân của hiện tượng này được giải thích khoa học như sau:
Giữa dạ dày và thực quản của chúng ta có một van nhỏ nối liền hai bộ phận này, nhiệm vụ để điều tiết lượng thức ăn đưa vào tiêu thụ.
Tuy nhiên ở các bé sơ sinh, van này vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh, đồng thời ổ bụng bé còn rất nhỏ, chỉ có khả năng chứa được lượng thức ăn khá ít, vì vậy mà bé nào háu ăn thường dễ mắc phải tình trạng nôn trớ.

Hiện tượng trào ngược thường biểu hiện trầm trọng nhất trong 3 tháng đầu sau sinh, có một số trường hợp bé bị nôn trớ trong suốt 1 năm đầu đời. Hiện tượng này sẽ giảm dần khi bé tròn 6 tháng và gần như hết hẳn sau 1 tuổi.
Kinh nghiệm của mình giúp bé khỏi nôn trớ
✔️ Nguyên tắc 1: Vỗ ợ hơi cho bé và không bao giờ đặt bé nằm ngay sau khi ăn
Với những bé cơ địa dễ nôn trớ nếu mẹ đặt nằm ngay khi ăn thì 90% bé sẽ trớ ọc ra, vì vậy các mẹ cần vỗ ợ hơi cho bé để giúp bé ợ ra được lượng khí thừa vừa nuốt phải khi tuti. Đây là bước vô cùng quan trọng, có rất nhiều video các bác sĩ trên thế giới hướng dẫn mẹ vỗ ợ hơi đúng cách, các mẹ hãy tham khảo và áp dụng cho bé nhé. Mỗi lần mình vỗ ợ hơi cho con, bạn thường ợ ra khá rõ, nghe như tiếng người lớn ợ mỗi lần ăn no vậy ^^

Thời gian vỗ ợ hơi khoảng 5’-30’ tùy từng bé, ngay sau khi bé ợ ra được mẹ nhớ bế bé trên tay ở tư thế thẳng, hoặc nếu có thể thì tốt nhất nên mua gối chống trào ngược đặt bé vào gối nằm chơi (mẹ vừa nhàn không phải bế, bé lại đỡ nôn trớ, sau sinh hay đau lưng nên mình đặt con chơi trên gối luôn, bế nhiều sẽ rất mỏi). Hãy nhớ nguyên tắc này, không để bé nằm ngay sau khi ăn nếu mẹ không muốn con trớ hết toàn bộ sữa vừa ăn.
✔️ Nguyên tắc 2: Chia nhỏ bữa ăn của bé
Với bé hệ tiêu hóa tốt thì chỉ cần vỗ ợ hơi đúng cách bé sẽ không gặp tình trạng nôn trớ, tuy nhiên với những bé dễ nôn trớ thì kể cả áp dụng nguyên tắc 1 xong bé vẫn có thể trớ. Giải pháp khi này là mẹ cần cho bé bú làm nhiều lần, không cho bé bú quá no trong một lần, việc này sẽ giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.
Kinh nghiệm này được mình rút ra khi chăm Nem, hệ tiêu hóa khá tốt nên sau mỗi lần cho bé ti mình chỉ cần vỗ ợ hơi bạn đã tự “ ợ” rất to, giải phóng được toàn bộ khí trong bụng nên trộm vía không bao giờ bạn trớ.
✔️Tips thêm
Nếu bé vẫn nôn trớ nhiều, mẹ có thể cho bé dùng những dòng sữa thiết kế riêng cho bé nôn trớ như Enspire tím và tiêu ga để đánh tan khí gas trong bụng bé, hai sản phẩm này khá hiệu quả và đã giúp được nhiều bé giảm hẳn tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Một số lưu ý cho mẹ khi bé bị nôn trớ
- Khi trẻ hết khạc nhổ, hãy cho trẻ uống một ít nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến một giờ.
- Nếu trẻ vẫn tiếp tục khạc nhổ, cứ nửa giờ cho uống luân phiên 50ml nước oresol / 50ml nước lọc.
- Nếu trẻ không nôn sau khi uống nước này, hãy cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa từ cốc, tăng dần số lượng từ 80-100ml sau mỗi 3-4 giờ.
- Nếu trẻ không nhổ trong 12-24 giờ, bạn có thể cho trẻ ăn uống bình thường mà vẫn cung cấp nhiều nước. Bắt đầu bằng cách ăn các bữa ăn dễ tiêu hóa hơn, chẳng hạn như ngũ cốc hoặc sữa chua. Nếu trẻ sơ sinh trên 12 tháng tuổi, bạn cũng có thể cho trẻ uống nước lạnh.
- Đi ngủ sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn vì dạ dày trống rỗng giúp bé dễ chịu hơn trong thời gian này. Trừ khi bác sĩ hướng dẫn bạn cách khác, không cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào.
- Phòng tránh lây lan: Cha mẹ có trẻ bị nôn trớ cần lưu ý để tránh lây nhiễm cho gia đình và những người xung quanh. Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi thay tã, trước và sau khi chuẩn bị bữa ăn, và giữ trẻ bị bệnh không đi học ở nhà đều giúp ngăn chặn dịch bệnh.
Tóm lại, kinh nghiệm giúp bé giảm nôn trớ của mình tuần tự theo các bước như sau: chia nhỏ cữ bú => vỗ ợ hơi ngay sau ăn => bế bé/đặt bé nằm gối chống trào ngược ít nhất 30’. Kết hợp cho bé dùng dòng sữa riêng và tiêu ga khi bé đầy bụng. Cuối cùng, sau 6 tháng gần như các bé sẽ hết hẳn tình trạng nôn trớ nên các mẹ hãy bình tĩnh xử lý, đừng quá lo lắng nếu bé vẫn ăn ngoan, ngủ ngon và chơi đùa vui vẻ nhé.
Người chia sẻ: Phạm Thị Tiện
Biên tập: Tuệ Linh
@tuelinh
Có thể tham khảo thêm:
———————————————
Quán cà phê của Ờ - Trang thông tin về cà phê và tin tức tổng hợp.
Website: https://www.quancaphecuao.com/
0 Nhận xét